chỗ này

.

. .

ĐINH VĂN Y CẢM ƠN CÁC BẠN GHÉ THĂM CHIA SẺ.CHÚC TẤT CẢ CÁC BẠN LUÔN MẠNH KHỎE,BÌNH AN,VUI VẺ VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Làm Vua

Trích trong tập: Lửa gần rơm Của Đinh Văn Y  NXB Hội nhà văn 2010

Làm thường dân đã quen rồi
Một lần vào Huế được mời làm Vua
Ngai vàng hý hửng say sưa
Thiết triều nào thấy dạ thưa ai nào
Mũ bình thiên áo long bào
Mà quyền như gió lạc vào nhà hoang

Cung đình đi đứng nghiêm trang
Phất tay phủ dụ cho vang cho dành:
- Bá quan! Chớ phụ dân lành!
Chớ tham chớ nhũng chớ tranh chức quyền
Chớ đừng có voi đòi tiên
Để cho dân chúng trăm miền kêu ca
Trẫm đây buồn tủi xót xa
Làm Vua mà chẳng được là bao lâu
Dân còn oan trái dãi dầu
Trẫm không giúp được lòng đau bẽ bàng
Ngày mai Trẫm trở về làng
Làm gương thoái vị xuống hàng thường dân
Đ.V.Y

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

MỘT DÒNG SÔNG, LẮNG ĐỌNG HỒN THƠ
(Bình bài thơ Tâm sự một dòng sông của Đinh văn Y)
Đinh văn Y là một trong 66 tác giả trong tập “Thơ Gia bình 1999-2009" của Phân hội Văn Học- Nghệ thuật huyện Gia Bình do Nhà Xuất Bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2009. Anh đóng góp một chùm thơ 5 bài. “Tâm sự một dòng sông” là bài thơ đư¬ợc in cuối cùng nh¬ưng lại là bài thơ nổi trội hơn cả. Tôi ch¬ưa có may mắn đ¬ược tiếp xúc với anh, nh¬ưng tôi biết anh có tay nghề chụp ảnh, anh là một trong 7 ngư¬ời là Hội viên của Hội văn học – Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh đang sinh sống và làm việc tại huyện Gia bình. Anh không chỉ biết làm thơ mà còn viết truyện ngắn (truyện Từ chức) của anh từng đư¬ợc đọc trong chư¬ơng trình đọc truyện đêm khuya của Đài tiếng nói Việt nam và đăng trên trang nhất báo Văn Nghệ. Do vậy có thể nói anh có năng khiếu về văn học nghệ thuật. “Tâm sự một dòng sông” ít nhiều thể hiện điều đó.
Sông Đuống nh¬ư dải lụa đào 
Vô tình trời đã traỉ vào quê tôi
Một vùng ruộng mật, bờ xôi
Mênh mông sóng lúa ấp đôi bờ vàng.
Nhà tôi đậu ở bìa làng
Dòng sông là một thiên đàng tuổi thơ
Con thuyền bằng giấy mộng mơ
Lư¬ng trâu bãi cỏ, phất cờ x¬ưng Vua.
Tình yêu nh¬ư gió đổi mùa
Em vừa mới lớn, tôi vừa ra đi
Nào đâu đã nói đ¬ược gì
Cầm tay bịn rịn, bờ mi ư¬ớt nhòa.
Nửa đời phiêu bạt ph¬ương xa
Sông ngầu nư¬ớc đỏ, phù sa đọng buồn
Xa quê thư¬ơng bến, nhớ nguồn
Tôi về tìm lại giọt buồn năm nao.
Bến sông thuyền đã nhổ sào
Cánh buồm trôi dạt năm nào còn đâu
N¬ước sông ai đã nhuộm màu
Biếng lư¬ời con sóng gối đầu ngang sông.
Ng¬ước nhìn trời đất mênh mông
Đôi bờ nắng sớm rực hồng lung linh
Quê h¬ương đang độ chuyển mình
Những làn xe, những công trình nguy nga.
Tôi ngồi vốc nắm phù sa
Một mình hát khúc tình ca không lời.
Dòng sông là đề tài muôn thuở của thơ ca, nhạc, họa, cổ, kim, đông, tây. Chỉ riêng tập “ Thơ Gia Bình 1999-2009” với 154 bài đã có hơn 10 bài nói về dòng sông, tác giả Đinh Văn Y cũng có tới 2 trong số 5 bài có đề tài dòng sông. Động vào đề tài quen thuộc này nếu không có những phát hiện độc đáo, không tìm được một phương thức biểu hiện phù hợp dễ rơi vào sáo mòn.
Vì là Tâm sự, tác giả đã chọn thể thơ lục bát chia theo khổ dễ giãi bày những cảm xúc, một phương thức biểu hiện tự sự kết hợp hài hòa với phương thức trữ tình. Yếu tố tự sự hiện lên khá rõ. Từ tuổi thỏ đến khi Tôi về và cuối cùng Tôi ngồi vốc nắm phù sa. Một mình hát khúc tình ca không lời. Trên cái nền tự sự theo thời gian ấy, tác giả đã bộc lộ những xúc cảm của mình theo năm tháng. Tuổi thơ với con thuyền bằng giấy mộng mơ, trên bãi sông lấy trâu làm voi, ngựa, cỏ lau làm cờ đánh trận giả xưng Vua. Chọn những hình ảnh tiêu biểu, điển hình, tuổi thơ của tác giả cũng như bao đứa trẻ khác trên quê hương có dòng sông hiện về thật sinh động, hồn nhiên nhưng ở bài thơ này tác giả lại gợi một liên tưởng thú vị liên quan đến lịch sử của dân tộc là, cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh. Thế rồi đến cái tuổi của tình yêu, nhưng lại là cái tuổi mới lớn, cái tuổi bắt đầu biết yêu nhưng lại chưa biết thổ lộ. Nào đâu đã nói được gì thì cuộc chia tay đã đến Tôi vừa ra đi và Cầm tay bịn rịn, bờ mi ướt nhòa. Cái thi vị và lãng mạn của khổ thơ này là đã thể hiện được cái thuở ban đầu, cái cảm xúc chỉ nói lên bằng những cử chỉ và hành động. Tuy rằng chưa nói được gì nhưng cầm tay bịn rịn và bờ mi ướt nhòa đã như là tín hiệu của một mối tình đầu ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Hai khổ thơ tiếp theo vẫn theo lô gic của dòng tự sự, tác giả nói về Nửa đời phiêu bạt phương xa. Hàng loạt hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng một cách tinh tế. Sông ngầu nước đỏ, Nước sông đã nhuộm màu, Bến sông thuyền đã nhổ sào,. Cánh buồm trôi dạt v.v. Những hình ảnh và các biện pháp tu từ nói trên giúp cho tác giả bộc lộ được những cảm xúc đa dạng, có cái buồn man mát, có cái nhớ thương da diết và bao chùm lên là cảm xúc hối tiếc vì Nào đâu đã nói được gì mà bây giờ thì nước sông đã nhuộm màu, thuyền thì đã nhổ sào, cánh buồm đã trôi dạt. Cái tế nhị trong xúc cảm ở đây là nhà thơ không nói tới em nhưng người đọc lại hình dung được đối tượng tâm sự là em. Cả bài thơ Em chỉ xuất hiện một lần nhưng người đọc đều cảm nhận được suốt thời gian phiêu bạt phương xa để thương bến, nhớ nguồn là thương nhớ ai và khi trở về thuyền đã nhổ sào, cánh buồm trôi dạt thì không tránh khỏi tâm trạng cô đơn “ Một mình hát khúc tình ca không lời”.Cái cô đơn thi vị và lãng mạn làm lắng đọng trong tâm hồn người đọc.
Nằm trong tập thơ mang tính chất “xã hội hóa” nhưng bài Tâm sự một dòng sông của anh có thể được coi là ngang tầm với những bài thơ của các nhà thơ chuyên nghiệp. Bài thơ có nét đẹp của quê hương, nét đẹp của tuổi thơ, nét đẹp của một mối tình. Anh đã tặng cho sông Đuống một bài thơ có sắc màu mới, góp vào một tiếng nói yêu quê hương, tự hào về một vùng quê Ruộng mật, bờ xôi. Mênh mông sóng lúa ấp đôi bờ vàng và đang độ chuyển mình mọc lên những công trình nguy nga. Hi vọng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật khán, thính giả sẽ nhận được ở anh nhiều bài thơ hay, nhiều truyện ngắn sinh động, nhiều bức ảnh đẹp.
Nguyễn Đức Ngọc nguyên: Hiệu trưởng trường THPT Gia binh

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Trà đạo



 Nâng niu chén gốm Luy Lâu
 Niềm vui lan tỏa sang nhau thì thầm
 Trà ngon uống với tri âm
Mới hay cái đạo cái tâm ở đời


Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Nàng Tô Thị

Một mình trên đỉnh núi cao
Ôm con đăm đắm nhìn vào xa xăm
Đợi chờ đã mấy ngàn năm
Người đâu khuất bóng biệt tăm không về
Người đi còn nhớ lời  thề
Hay còn vướng nghĩa phu thê sứ người

Tình yêu hạnh phúc lỡ rồi.
Sao Nàng không nghĩ cuộc đời đứa con?
Lo tình mẫu tử cho tròn
Lẽ nào cứ mãi ôm con chẳng rời

Cả hai hóa đá mất rồi
Tên nàng đã hóa thành lời hát ru
Chỉ còn trái núi Vọng Phu
Bốn mùa vọng tiếng vi vu gió ngàn.


.

My Howrse Banner